Tôi đã đi Ninh Bình tất cả khoảng 7 lần. Trong đó đi nhà thờ đá Phát Diệm 2 lần, đi Tràng An 1 lần, đi Cúc Phương và suối khoáng nóng Kênh Gà 2 lần. Đi Tam Cốc Bích Động 1 lần và đi vài nơi khác nữa 1 -2 lần. Đây là bài viết chia sẻ lại kinh nghiệm du lịch Ninh Bình
(Tràng An – Bái Đính – Cúc Phương, Kênh Gà, Nhà thờ Phát Diệm, cố đô Hoa Lư, đền vua Đinh & vua Lê) của tôi dành cho những ai đang có nhu cầu tham khảo...
Nếu bạn có dự định đi Ninh
Bình mà chưa biết đi tới đó như thế nào, lời đầu tiên tôi khuyên bạn nên lên
google search cách đi từ Hà Nội tới Ninh Bình. Tuy nhiên, nếu đọc mà vẫn không
biết đường đi, thì tôi sẽ hướng dẫn chi tiết giúp. Bạn có thể tham khảo bài
viết của tôi để chọn cách đi hợp lý nhất.
Đi du lịch Ninh Bình, nên đi theo tour hay đi du lịch bụi (Phượt)
Việc đầu tiên bạn nên nghĩ đến là đi Ninh Bình cần bao nhiêu tiền, có cần thiết bỏ tiền ra mua một tour du lịch không? Mà hiện nay trên mạng có rất nhiều tour du lịch nghe rất hấp dẫn - giá rẻ nhưng chất lượng thì không ra gì. Tôi có một chị bạn vừa đi du lịch
Quay trở lại chuyến đi Ninh
Bình, mảnh đất cố đô ghi dấu ấn của các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê. Nơi đây
không chỉ nổi tiếng với các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử mà còn nhiều
điểm đến tâm linh nữa – giống như du lịch Huế.
Từ Hà Nội đi Ninh Bình bao nhiêu km?
Ninh Bình cách Hà Nội chỉ gần
100km. Đường từ Hà Nội đi Ninh Bình tương đối dễ dàng. Từ Hà Nội đến Ninh Bình
có thể đi bằng xe máy hoặc xe khách, taxi cũng được. Nếu đi trong một ngày, tôi
khuyên bạn nên đi bằng phương tiện cá nhân thì tốt hơn, đi xe máy bạn có thể
tiết kiệm một khoản tiền thuê xe ôm hoặc bắt taxi để di chuyển giữa các điểm du
lịch.
Từ Hà Nội đi Ninh Bình như thế nào, nên đi xe gì và đây là các cách thức di chuyển từ Hà Nội đến Ninh Bình
Đi Ninh Bình bằng xe khách
Tại bến xe Mỹ Đình và Giáp
Bát – Hà Nội có rất nhiều chuyến xe đi hoặc đi qua Ninh Bình. Theo cảm nhận cá
nhân thì tôi thích đi xe ở bến xe Mỹ Đình hơn vì các xe khách ở bến Giáp Bát
thường chạy rất lòng vòng hàng tiếng đồng hồ để bắt khách. Tôi thường đi hai
nhà xe Thiên Trường và Ngọc Chỉnh. Nhà xe Thiên Trường, có hai chuyến, một
chuyến 6h và 13h. Nhà xe Ngọc Chỉnh, cũng có hai chuyến vào 9h sáng và 5h chiều.
Một trong những điểm bất cập khi đi xe khách là các nhà xe chỉ
dừng ở TP Ninh Bình (tức là họ đi theo QL 1A và đi qua trung tâm thôi), từ bến
xe hoặc điểm xuống để đến khu du lịch Tràng An vẫn còn khoảng 15km nữa, bạn
phải thuê xe ôm hoặc đi taxi. Nếu đi xe ôm thì bạn rất dễ bị chặt chém nếu
không biết mặc cả và thương lượng. Còn đi taxi đôi khi họ đi lòng vòng để tính
thêm giá cước.
Nếu như đi xe máy hoặc taxi,
các bác tài hoặc các chú xe ôm sẽ giới thiệu bạn đến các địa điểm quán ăn ngon.
Trước khi đến bạn cũng thử kiểm tra xem có ngon thật không, nhưng phần lớn thì
đừng nên tin, vì họ đều có móc nối với nhau hết.
Một lần tôi cũng bị lừa như
vậy, bác tài nói với tôi đến nhà hàng Hoàng Giang, bảo ăn vừa ngon, lại sạch
sẽ, giá lại rẻ. Đến đây được cái sạch sẽ, mát rượi, tuy nhiên giá thì chát,
trong khi đó cơm sống, gà dai, dê lại đắt.
Nếu đi xe máy từ Hà Nội xuống Ninh Bình thì đi như thế nào, lộ trình ra sao là hợp lý nhất?
Theo tôi được biết chỉ có
quốc lộ 1A đi đến Ninh Bình. Bạn đi thẳng đến đường Giải Phóng, qua Hà Tây cũ,
qua TP Phủ Lý, Hà Nam rồi tới TP Ninh Bình.
Để có một hành trình trọn
vẹn, tham quan được nhiều địa điểm du lịch trong 1-2 ngày ở Ninh Bình thì việc
đầu tiên bạn nên đi đổ đầy xăng vào bình xe máy trước hôm xuất phát, khoảng 70K
là đã được đầy bình rồi! Cần chuẩn bị thêm một số đồ ăn nhẹ trên đường đi như
xúc xích, bánh mì, sữa, nước uống… Vì nếu mua đồ ăn tại các điểm tham quan thì
khá đắt đỏ, thường gấp đôi hoặc gấp ba so với giá thật. Ngoài ra bạn không thể
thiếu chiếc điện thoại thông minh có kết nối mạng bất cứ lúc nào cũng có thể
lên Google Map tra bản đồ nếu đi nhầm đường, nếu có một chiếc máy ảnh thì càng
tuyệt vời, bạn có thể thoải mái check-in.
Để tham quan được nhiều điểm
du lịch, theo tôi bạn nên xuất phát khoảng 6h sáng thì 9h sáng có thể đến được
Ninh Bình. Nếu như bạn dự định du lịch Ninh Bình trong vòng một ngày, du lịch
Tràng An - Bái Đính là sự lựa chọn khá hợp lý, hai địa điểm rất gần nhau.
Và cũng chỉ nên đi trong 1
ngày là đủ. Nếu muốn đi thêm các địa chỉ như Nhà thờ đá Phát Diệm ở Kim Sơn,
Suối khoáng nóng Kê Gà, vườn quốc gia Cúc Phương thì chắc chắn nên đi 2 ngày là
đẹp.
Kinh nghiệm du lịch Tràng An -
Bái Đính
Từ Hà Nội đến Ninh Bình trên
quốc lộ 1A vào đến TP Ninh Bình là đường Trần Hưng Đạo, tại đó sẽ có biển chỉ
đường đi vào danh thắng Tràng An, chỉ cần đi khoảng 7km là đến được đó. Giá vé
vào tham quan hiện giờ là 150.000 VND/người lớn. Để tận hưởng và ngắm cảnh
Tràng An tôi khuyên bạn nên đi thuyền, giá thuê thuyền thì đã được niêm yết cho
nên cũng không sợ bị chặt chém như ở chùa Hương – Hà Nội.
Một chuyến đò khoảng 4 đến 5 người thì họ sẽ đi, ngoài tiền thuê thuyền, bạn nên bỏ ra một chút tiền tip, bao nhiêu thì tùy bạn dành cho những người phục vụ tốt, như vậy cũng là một phép lịch sự. Người lái đò sẽ đưa bạn đi tham quan các nơi, vào các hang động, thời gian đi hết khoảng 3 tiếng đồng hồ thôi, giá thuê là 100.000/người.
Vì thời gian tham quan khá lâu, nếu bạn cảm thấy đói, lúc này bạn có thể bỏ đồ ăn vặt ra vừa ăn vừa ngắm cảnh, theo tôi nên mang theo đồ ăn khi lên thuyền, vì dịch vụ thuê thuyền của Tràng An ít bán đồ ăn vặt. Ngoài ra bạn có thể giao lưu với cô chú lái đò, và nghe họ kể về những sự tích, lịch sử liên quan tới danh thắng này.
Một chuyến đò khoảng 4 đến 5 người thì họ sẽ đi, ngoài tiền thuê thuyền, bạn nên bỏ ra một chút tiền tip, bao nhiêu thì tùy bạn dành cho những người phục vụ tốt, như vậy cũng là một phép lịch sự. Người lái đò sẽ đưa bạn đi tham quan các nơi, vào các hang động, thời gian đi hết khoảng 3 tiếng đồng hồ thôi, giá thuê là 100.000/người.
Vì thời gian tham quan khá lâu, nếu bạn cảm thấy đói, lúc này bạn có thể bỏ đồ ăn vặt ra vừa ăn vừa ngắm cảnh, theo tôi nên mang theo đồ ăn khi lên thuyền, vì dịch vụ thuê thuyền của Tràng An ít bán đồ ăn vặt. Ngoài ra bạn có thể giao lưu với cô chú lái đò, và nghe họ kể về những sự tích, lịch sử liên quan tới danh thắng này.
Đến Ninh Bình mà không đi
Tràng An thì quả là phí, ở đây cảnh quan không những tuyệt đẹp mà lại sạch sẽ,
không xô bồ và không có khái niệm bị đòi tiền tip như ở Tam Cốc-Bích Động.
Tụi Tây ba lô và cả khách Tây
VIP khi đến Hà Nội đều tìm cách đến Ninh Bình – Tràng An vì họ bảo đây là Hạ
Long trên cạn, ở xứ họ không có cảnh này. Cái chính là ở đây thanh tĩnh mà
hoang sơ lắm. Đặc sắc nhất là bạn sẽ đi thuyền qua khoảng 3-4 cái hang động,
chỉ luồn trong núi mà đi, chẳng biết là đang ở đâu.
Kết thúc chuyến tham quan thắng
cảnh Tràng An cũng đã đến 12h trưa, lúc này bạn đã thấm mệt, bụng lại đói meo.
Tuy nhiên tôi có lời khuyên chân thành là bạn không nên ăn uống ở đây, đồ ăn
vừa đắt, vừa mất vệ sinh. Nếu thích thì có thể ăn ngô luộc của người dân bán
ven đường, giá giao động từ 5-10K, tùy loại bắp ngô to hay nhỏ.
Đừng bỏ qua món đặc sản dê
núi Ninh Bình
Ninh Bình nổi tiếng với đặc
sản là cơm cháy với dê núi, đến Ninh Bình mà không ăn dê núi thì khá là phí.
Trên đường từ khu du lịch Tràng An hoặc Bái Đính ra đường cái lớn, có một quán
chuyên về dê, đồ ăn thì rất ngon và giá hạt dẻ, quán ấy tên là Chính Thư, quán
này bán cả thịt dê lẫn cơm cháy, nước sốt thịt dê chan lên cơm cháy ngon tuyệt cú
mèo luôn, địa chỉ thì tôi không nhớ rõ, nhưng trên đường có bảng chỉ dẫn vào
quán này, chỉ cần hỏi người dân họ sẽ chỉ bạn đến tận nơi.
Ngoài ra ở đây cũng có một
quán ăn nhỏ là Đức Dê khá nổi tiếng, mọi người bảo quán này ngon lắm, nhận được
nhiều nhận xét tích cực của nhiều du khách đã tới đây, tuy nhiên tôi vẫn chưa
có cơ hội thưởng thức, nếu ai đã từng ăn ở đây thì cho tôi xin menu với địa chỉ
rõ nhé, lần sau đến Ninh Bình tôi sẽ ghé qua.
Sau khi ăn uống xong nếu còn
sức khỏe bạn có thể đi tiếp chùa Bái Đình, nếu cảm thấy mệt có thể thuê nhà
nghỉ, nghỉ tạm một hai giờ, dọc đường Ninh Bình vào Tràng An hoặc Bái Đính hiện
nay có rất nhiều nhà nghỉ, bình dân, giá rẻ, họ đã đề giá ngay ở bảng, tiện đâu
bạn có thể nghỉ ngơi ở đó.
Khoảng 2h chiều thì bạn tiếp tục cuộc hành trình. Từ Tràng An
chỉ cần đi thêm 5km nữa là đến chùa Bái Đính. Khi đến chùa Bái Đính, sẽ có một
nhóm người chạy ra quát, bắt vào gửi xe thì bạn
không nên dừng lại cứ đi tiếp đến khi không cho xe máy vào được thì
thôi, mới quay đầu vào gửi điểm gần nhất, vì gửi xe ở bãi đầu tiên đi bộ đến
chùa rất là xa. Vé gửi xe máy ở đây là
20K. Chùa Bái Đính có hai khu, khu chùa cổ và khu chùa mới, bạn nên gửi xe ở
khu chùa mới, sau đó đi bộ sang khu chùa
cổ, mất khoảng 1km. Vào chùa thì không mất phí, nếu ngại đi bộ bạn có thể thuê
xe điện, giá 60.000 VNĐ/2 lượt. Nếu đi bộ được thì là tốt nhất.
Khoảng tầm 4h chiều bạn sẽ
kết thúc cuộc hành trình. Bạn ghé qua các cửa hàng mua chút đồ về làm quà,
ngoài đồ lưu niệm bạn có thể mua cơm cháy về làm quà cho mọi người. Tuy nhiên
trước khi mua thì phải hỏi giá trước, nếu là khách lần đầu thì dễ bị chặt chém
đó. Cơm cháy là thứ nên mua vì chỉ Ninh Bình mới có, là đặc sản lạ.
Lúc đi tìm đường hơi lâu một
chút, tuy nhiên lúc về rất là nhanh, nếu thuận buồm xuôi gió tầm 6-7h tối bạn
có thể trở về Hà Nội rồi.
Các địa điểm du lịch tham quan tại Ninh Bình
Nếu đi tham quan cả rừng Cúc
Phương thì sau khi đi tham quan danh thắng bí ẩn Tràng An và chùa Bái Đính
xong, nên ngủ lại ở một nhà nghỉ - khách sạn nào đó ở khu lân cận, sáng sớm đi
thẳng tới Cúc Phương cũng trên một nẻo đường.
Ninh Bình có rất nhiều danh
lam thắng cảnh tuyệt đẹp và nhiều địa
điểm mang màu sắc tâm linh. Nếu như có cơ hội du lịch trong khoảng thời gian
tới, bạn có thể tham khảo những địa điểm sau: Tam Cốc-Bích Động, cố đô Hoa Lư,
vườn quốc gia cúc Phương, nhà thờ đá Phát Diệm.
Nếu muốn tham quan hết các
điểm du lịch nổi tiếng ở Ninh Bình, cũng mất khoảng 3 ngày 4 đêm.
Nếu đến Ninh Bình du lịch trong khoảng thời gian dài, dưới đây là một số khách sạn 2 sao, sạch sẽ, đầy đủ tiện nghi, phục vụ nhiệt tình, giá rẻ, có thể tham khảo. Những nhà nghỉ, khách sạn ở đây, giá giao động từ 200-300K VNĐ/đêm, tùy vào giá phòng. Bạn có thể liên lạc, trao đổi đặt phòng tại đây:
Nhà nghỉ và khách sạn ở Ninh Bình, đến Ninh Bình nên ở khách sạn nào
Nếu đến Ninh Bình du lịch trong khoảng thời gian dài, dưới đây là một số khách sạn 2 sao, sạch sẽ, đầy đủ tiện nghi, phục vụ nhiệt tình, giá rẻ, có thể tham khảo. Những nhà nghỉ, khách sạn ở đây, giá giao động từ 200-300K VNĐ/đêm, tùy vào giá phòng. Bạn có thể liên lạc, trao đổi đặt phòng tại đây:
Khi tôi đến đây tôi thường ở khách
sạn Qeen, giá thuê phòng lúc đó là 150K. Khách sạn rất đầy đủ tiện nghi, sạch
sẽ, địa chỉ là 21 Hoàng Hoa Thám, TP. Ninh Bình.
Đợt đi Bích Động, tôi có nghỉ
vài tiếng ở khách sạn Nam Hoa, khách sạn khá to và đẹp, còn gần khu du lịch bán
vé, chủ là chị Hoa.
Dưới đây là những khách sạn
hai sao, được nhiều người chia sẻ, giá giao động từ 200-300K bạn có thể tham
khảo, được đánh giá tích cực của cư dân mạng, gần đâu có thể nghỉ ở đó.
Khách sạn Hoa Lư ở đường Trần
Hưng Đạo, trung tâm TP. Ninh Bình.
Khách sạn Kinh Đô ở 99 Phan
Đình Phùng, TP. Ninh Bình.
Khách sạn Star - địa chỉ: 267
Trần Hưng Đạo, Ninh Bình.
Khu du lịch Làng Việt Cổ - Cố
Viên Lầu. Địa chỉ: Khu Tam Cốc - Bích Động, Hoa Lư, Ninh Bình.